DamSan Group
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS

Go down

GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS Empty GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS

Bài gửi  Admin Mon Jan 14, 2008 11:24 am

GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG
Các bạn Thiếu Trưởng thân mến,
Một ngày nọ, có người hỏi Baden-Powell, nếu không bận làm thủ lãnh Hướng Đạo thế giới thì cụ thích nhận vai trò gì trong phong trào? BP đã trả lời: “Giá mà tôi được trẻ lại và cho tôi chọn một chỗ đứng trong phong trào Hướng Đạo thì tôi thích làm đội trưởng.”
Các bạn thấy đó! Cụ BP muốn làm một viên đá móng của tòa nhà Hướng Đạo: một đội trưởng. Một ngôi nhà muốn trường tồn phải có những viên đá xây nền móng thật vững chắc!
Nhiệm vụ của một đội trưởng quan trọng biết bao! Làm cho đội vững thì đoàn sẽ tiến - Các đoàn tiến thì phong trào sẽ phát triển. Song song với việc Ban Huấn Luyện đào tạo các Trưởng qua huy hiệu Rừng, mỗi địa phương phải lo huấn luyện các đội trưởng để làm nền móng cho hạ tầng cơ sở, như vậy mới có bước tiến đồng bộ được. Trách nhiệm trực tiếp là do các Thiếu Trưởng!
Để giúp thêm tài liệu trong việc huấn luyện đội trưởng, Toán Huấn Luyện Miền II của HĐVN cho ấn hành cuốn Gửi em đội trưởng, hy vọng được tiếp tay với các bạn trong việc xây dựng phong trào. Các sách viết về điều hành Đội có rất nhiều, có cuốn viết dí dỏm theo kiểu tự thuật như Đội của tôi của Trưởng Hổ Sứt, có cuốn viết ngắn gọn nhưng thực dụng như những Sổ tay Đội Truởng thuộc tủ sách Gilcraft... nhưng tựu chung đều có những điểm chính về Phương pháp hàng đội của Roland Philips. Mỗi cuốn sách viết theo một cách riêng, và mỗi tác giả có một vài nét thâm thúy riêng mà ta nên học hỏi. Hiện thời các sách Hướng Đạo đang khan hiếm, không dễ gì kiếm được cả mấy chục cuốn sách về Nghề Đội Trưởng, nhất là những tác phẩm của nước ngoài. Mà nếu kiếm đủ thì cũng mất một số tiền khổng lồ và phải dành một thời gian gần cả năm mới đọc và hấp thụ hết. Để giúp các bạn khắc phục những trở ngại trên, chúng tôi gom tất cả những điểm chính, những tinh túy của các sách Hướng Đạo đông-tây, kim-cổ thành cuốn Gửi em đội trưởng để trao đến cho các bạn, các Đội trưởng, Đội phó của những đội kiểu mẫu thuộc HĐVN.
Các em Đội trưởng thương mến !
Không phải Đoàn chia thành Đội, mà các Đội họp lại thành Đoàn. Đội em là một trong các cột trụ của đơn vị. Trách nhiệm của em đối với phong trào rất lớn, em ráng mà chu toàn.
Dù em do Đoàn Trưởng tím nhiệm và đề cử (theo nề nếp cũ từ lúc khai sinh phong trào) hoặc do các đội sinh bầu lên và được các trưởng tán đồng (theo phương thức mới mà một số hội Hướng Đạo ở Âu Mỹ đang áp dụng)... thì nhiệm vụ của em vẫn không có gì thay đổi. Những nhiệm vụ ấy được đề cập trong các chương sau đây, bây giờ chúng ta cùng đọc nhé!
Chúc em hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của mình, làm cho đội tiến và để đáp ứng được niềm tin mà các Trưởng đã trao phó cho em.

Tùng Nguyên, Mùa Huấn Luyện 1974
Tôn Thất Sam (Sư Tử Đảm Đương)


Được sửa bởi ngày Tue Jan 15, 2008 10:32 am; sửa lần 4.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS Empty Gửi em Đội trưởng (1) - Sư tử Đảm đương TTS

Bài gửi  Admin Mon Jan 14, 2008 11:25 am

1. Một trọng trách lý thú nhận trách nhiệm Đội trưởng, em có nhiều lo âu, nhưng em hãy an tâm:
Thiếu Trưởng luôn ở bên cạnh em, sẵn sàng chỉ bảo những điều em không biết, khuyến cáo những việc em chưa tường. Sứ mệnh của em rất cao cả. Trách nhiệm của em rất nặng nề, đó là trách nhiệm của một người lớn. Tin em, nên Đoàn trưởng đã không ngại ngùng giao phó trách nhiệm nặng nề ấy cho em. Chỉ có trong phong trào Hướng Đạo mới có những sự tin cậy như vậy. Hãnh diện về sự tín nhiệm đã nhận được, em phải tự thấy vui mừng vì có những cơ hội để giúp nước, giúp đời, đào tạo ra 8 chàng trai nhiệt thành, hào hùng, quả quyết, có tâm hồn cao thượng. Với tinh thần trách nhiệm, em tự tìm hiểu, học hỏi thêm, không phải để rồi tự đắc, kiêu căng, nhưng để có thể lập ra một Đội đẹp, chẳng những đẹp nhất trong Đoàn, trong Đạo, mà đẹp nhất cả nước nữa. Muốn thế, em phải là một gương sáng về tinh thần. Đội trưởng thường là một Hướng đạo sinh có nhiều kiến thức và đồng thời có nhiều kinh nghiệm thực tế. Cũng như em ngưỡng mộ các Trưởng trong Đoàn, các đội sinh ngưỡng mộ em. Họ sẽ noi theo các đức tánh của em. Vì thế em phải cương nghị, không như con ốc sên, khi thấy gian nguy thì thụt đầu vào vỏ. Em luôn luôn đứng mũi chịu sào, dầu khó khăn cũng quyết thắng. Em tự rèn luyện từng phút từng ngày, không tránh các khó khăn mệt nhọc, luôn thử sức mình. Nhờ thói quen đó, khi cần, em sẽ dũng cảm hơn người, luôn luôn tự chủ, tự tin vào những khả năng của mình. Các đội sinh nhìn em, sẽ đòi học tánh khí của em. Em vui cười, các đội sinh của em sẽ luôn có nụ cười nơi môi. Mỗi sai sót của em về mười điều Luật làm cho em không xứng đáng với lòng tin của đội sinh và niềm tin tưởng của các Trưởng. Tánh tình cương nghị, lời nói thẳng thắn, có gì quý hơn. Cây tùng, cây bách đứng giữa sương tuyết, mặc cho gió táp mưa sa, tuyết rơi, sấm nổ, thì ai cũng thán phục; chứ con trùn, con ốc thì khi gặp, người ta chỉ lấy chân hất vào vệ đường, phỏng có ích gì ? Những đức tánh ấy không thể có trong một phút hăng say mà là kết quả của sự tập luyện hàng ngày, luôn cố gắng để tự vượt mình, để gây thành thói quen, làm việc đều đặn, sống mạnh sống hùng, làm gì thì làm đến nơi đến chốn, đừng phí thì giờ nghĩ vẫn vơ chờ sung rụng. Muốn thành tựu, em chỉ cần luôn luôn tuân theo Luật Hướng Đạo. Em cố gắng là hiện nhân của Luật Hướng Đạo. Phải gây cho được sự mến phục của đội sinh. Nêu gương sáng là cách tốt nhất để cảm hóa kẻ khác. Biết bao nhiêu mùa màng đã hư hỏng vì hạt giống khi nở ra không có người chăm bón. Có nhiều đàn em hư hỏng vì thiếu một người anh, chị nâng đỡ, dẫn dắt. Khi một đội sinh gặp khó khăn, họ sẽ tự hỏi rằng:”Trong trường hợp này, anh đội trưởng của ta sẽ xử trí ra sao ?” Nhưng anh đội truởng không phải là người để cho các em đội sinh ngắm. Anh ít nói, anh chăm làm và các đội sinh làm theo anh. Anh vừa làm vừa xem anh em làm, thúc giục anh em, khuyến khích anh em, chỉ vẽ cho anh em để cùng nhau hoàn thành công tác.
Chẳng những em phải nêu gương về đức hạnh mà em lại phải cừ về kỹ thuật Hướng Đạo. Kỹ thuật Hướng Đạo giúp em sống thoải mái giữa thiên nhiên trong thời gian cắm trại hay trong các cuộc thám du. Nói thế, không chỉ là em phải qua Hướng Đạo Hạng Nhất mà thôi, còn phải biết áp dụng những kỹ thuật đã học được để tự xoay xở vượt trở ngại, đưa cả đội ra khỏi những cơn khó khăn khi gặp phải.
Lại cần có sức khỏe tốt. Một anh đội trưởng thường nay đau mai ốm thì làm sao mà lãnh đạo Đội được. Vì vậy em nên tập thể dục chuyên cần để chẳng những giữ gìn mà còn làm tăng trưởng sức khỏe.
Phải có kiến thức. Em muốn giúp ích kẻ khác mà kiến thức nông cạn, làm sao giúp ích được nhiều. Muốn cho nhiều, phải có vốn nhiều. Vì vậy hãy học hỏi không ngừng, học biết thêm một điều gì cũng có ích cả.


Được sửa bởi ngày Mon Jan 14, 2008 2:29 pm; sửa lần 1.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS Empty Gửi em Đội trưởng (2) - Sư tử Đảm đương TTS

Bài gửi  Admin Mon Jan 14, 2008 11:27 am

2. Điều khiển đội: Em phải là người anh cả:
Là người anh cả, em nên nhớ rằng tình huynh đệ Hướng Đạo dựa trên hai yếu tố: tương tín và tương kính. Tương tín: Em tin các đội sinh của em, các đội sinh tin em. Tương kính: Em thương mến, quyến luyến các đội sinh, các đội sinh kính mến em. Một cách ngôn xưa nói: Nếu anh muốn người khác thương, anh phải thương người trước. Em thương tất cả các đội sinh, không trừ một ai, dầu em thấy chậm chạp, vụng về, thô kệch, nói cà lăm, thường lơ đễnh... lại càng thương hơn. Cố gắng gây dựng trong Đội một tình thân ái, tin cậy lẫn nhau. Nhưng tình thân ái ấy không phải là tình cảm yếu hèn. Thương yêu nhau, tha thứ cho nhau để cùng nhau tiến lên, chứ không làm ngơ trước lỗi lầm sai trái của bạn. Khi cần cứng rắn, phải biết cương quyết, chứ không che giấu cho nhau, vì đó là trách nhiệm của em.
Em lại phải là một đầu máy kéo các toa xe tiến lên. Anh đội trưởng xông xáo luôn có cái vui của người anh đứng giữa đám em. Về phần các đội sinh thì được vững lòng khi làm việc chung với anh đội trưởng. Tuy có trách nhiệm giáo huấn đội sinh, nhưng anh đội trưởng không làm như người thợ rèn : bỏ thanh sắt vào lửa đốt cho thật đỏ rồi lấy búa lớn đập qua đập lại để tạo thành cái cuốc, cái cày hữu dụng. Mỗi Hướng Đạo Sinh phải tự rèn luyện lấy mình. Anh đội trưởng chỉ giúp em bằng cách tạo cơ hội, góp lời khuyên và nêu gương sáng. Anh đội trưởng phải làm như người nông phu : cày đất nhỏ, bỏ phân đều rồi cấy lúa vào ruộng. Thỉnh thoảng đến xem chừng sâu bọ, có cỏ mọc lên phải nhổ đi, cây bị gió làm nghiêng ngả thì dựng thẳng lại. Hãy luôn nhớ rằng : không khi nào đập phá, chỉ xây dựng thôi. Muốn công việc của em có kết quả, gắng tìm hiểu động cơ thúc đẩy em đội sinh đến với đoàn: em này thích tìm lý tưởng, em kia muốn tìm tình bạn, em nọ thích phiêu lưu. Muốn thế, thỉnh thoảng phải đến nhà đội sinh, xem cho biết đời sống của em ấy thế nào. Nhân dịp đến để chỉ vẽ cho đội sinh cách may cái ”ba lô” để đi trại, sao không nói vài câu chuyện với phụ huynh của em ấy ? Nhờ những dịp đó, em sẽ biết em này thông minh, em kia cần cù chăm chỉ hay lơ đễnh ham chơi hoặc thường đau yếu... Tất cả các đội sinh không phải đều có thiên tư như nhau, nên không thể đòi hỏi mọi người đều tiến bộ như nhau.
Điều quan trọng là sự cố gắng của mỗi em. Qua quan sát các đội sinh trong những buổi họp, các kỳ trại, trong các cuộc chơi hoặc khi cùng làm một việc chung, dần dần rồi em sẽ biết rõ thêm về các em trong đội. Chắc em cũng biết rằng chúng ta không chỉ sống đời sống Hướng Đạo khi mặc đồng phục Hướng Đạo mà thôi mà chúng ta sống đời sống Hướng Đạo bất kÿ lúc nào, dầu ở đâu cũng vậy. Khi đội em tiến bộ về công việc, hay giỏi về kỹ thuật, em chớ tưởng thế là đủ. Phải làm thế nào cho các đội sinh của em thành những Hướng Đạo Sinh chân chính. Khi mới đến, các em đội sinh còn bỡ ngỡ. Đó là một trang giấy đã viết lỡ dở, cần phải đọc kỹ.
Đội trưởng phải biết tìm mầm tốt trong em, những sở thích, những lo âu, những ước muốn và cả những mầm xấu mà em ấy phải trừ bỏ dần đi. Rồi em lại tập cho em ấy tự mình viết thêm lên trang giấy, tự tập tánh tình với sự giúp đỡ của các Trưởng. Biết bao nhiêu năng lực đã bị xài phí vì không ai biết để hướng dẫn hay vì anh Trưởng vụng về, đã bỏ mất cơ hội hay làm hỏng việc. Và dầu bị thất bại nhiều lần em cũng đừng xếp cánh lại, em nên luôn luôn vui tiến, cử chỉ luôn luôn hoạt bát, đôi mắt luôn luôn ngời sáng đầy tin tưởng. Được thế thì em lo gì mà chẳng đến đích. Em cứ cố gắng, mạnh dạn tiến. Cố gắng cải hóa các đội sinh của em dầu tánh tình họ ra sao.
Thái độ của anh đội trưởng bao gồm trong các điều sau: nêu gương tốt, làm người anh cả, làm đầu tàu dẫn dắt cả đội nhờ biết rõ từng đội sinh và biết gây tinh thần đồng đội.


Được sửa bởi ngày Mon Jan 14, 2008 2:30 pm; sửa lần 1.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS Empty Gửi em Đội trưởng (3) - Sư tử Đảm đương TTS

Bài gửi  Admin Mon Jan 14, 2008 11:28 am

3. Đội trưởng có trách nhiệm với ai? Có trách nhiệm đối với mình:
Mọi thành quả đều do em tự tạo ra: học vấn kém sút, nếu em ít chăm học; thể lực yếu vì lười tập thể dục, ít chơi thể thao; tinh thần đội kém hay uy tín thấp cũng đều do lỗi tại em! Trong các trò chơi, đội em thường nhận đèn đỏ chỉ vì em ít hăng hái học tập, không lôi kéo được đội sinh cùng tiến lên. Em phàn nàn đội sinh phụ trách sạch sẽ thường hay quên quét bụi ở góc Đội, hay quên sắp ghế lại sau buổi họp, nhưng tại sao em lại để cho mẹ nhắc nhở sắp đặt lại sách vở ngổn ngang trên bàn học của em? Em phàn nàn một đội sinh thường đến họp trễ vài ba phút nhưng tại sao trong các buổi họp đoàn em lại đến 5, 7 phút sau các anh em khác ? Em có trách nhiệm đối với từng đội sinh một. Vì vậy phải luôn mở mắt vểnh tai theo dõi họ, nâng đỡ họ khi cần, an ủi họ khi họ buồn, thúc đẩy họ khi họ lơ là. Các đội sinh tin ở em, nên cũng đòi hỏi nơi em nhiều. Em có trách nhiệm đối với Đội: Em phải chăm lo gìn giữ vật dụng Đội, phải xem chừng đến quỹ tiền của Đội, đến góc Đội, đến sức khỏe và sự tiến bộ của đội sinh. Em chịu trách nhiệm khi dẫn Đội đi xuất du hay đi trại, lúc tắm sông... Em còn có trách nhiệm đối với Đoàn.
Được tham dự Hội Đồng Đoàn, đó chẳng phải là một vinh dự suông. Em phải góp công vào sinh hoạt của Đoàn. Anh Thiếu Trưởng họp Hội Đồng Đoàn là để tìm hiểu ý kiến của các Đội, vì vậy em cần chăm chỉ theo dõi buổi họp, để xuất những ý kiến xác đáng, hiến những đề nghị hữu ích. Bổn phận trước nhất của em là phải đặt quyền lợi của Đoàn trước quyền lợi của Đội, vì không phải Đoàn sống cho Đội mà chính Đội phải sống cho Đoàn. Đội là tay chân mà Đoàn là thân hình. Em có bổn phận giúp các Trưởng trong Đoàn chăm lo việc giáo huấn các em. Vì vậy đừng ngần ngại nói hết cho các Trưởng biết về mỗi em đội sinh của mình, những tiến bộ của họ cũng như những lo âu của em về họ. Rồi em có thể xin các Trưởng những lời khuyên để làm tròn sứ mạng. Nói rộng lên, em có trách nhiệm đối với đất nước. Với bảy đội sinh ấy em phải tạo ra thành bảy công dân hữu ích cho Tổ quốc. Đó là một vinh dự tuyệt vời. Một đội trưởng tốt thường ngày dành ra 5, 10 phút để nghĩ đến các đội sinh của mình, nghĩ nhiều hơn đến các em yếu kém, các em có ”sự cố.”


Được sửa bởi ngày Mon Jan 14, 2008 2:30 pm; sửa lần 1.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS Empty Gửi em Đội trưởng (4) - Sư tử Đảm đương TTS

Bài gửi  Admin Mon Jan 14, 2008 11:30 am

4. Nghệ thuật điều khiển:
Châm ngôn của người thủ lãnh là:
- Không làm gì hết.
- Không để cho ai muốn làm gì thì làm.
- Mỗi người dưới quyền đều có một việc làm, do mình phân công.
Nếu đội trưởng sợ các em làm không đạt, mà tự làm lấy cho vừa ý, là một đội trưởng tồi. Vì vậy em phải giao việc cho từng đội sinh. Có làm mới học được việc. Họ còn học hỏi được hơn nếu làm chưa đạt, rồi sau đó em chỉ cho họ cái sai sót và giúp họ hoàn thiện công việc. Giao tất cả công việc cho anh em trong đội, rồi em khoanh tay ngồi rung đùi hay sao? Không! Em sẽ theo dõi khi thì người này, khi người khác, góp một ý với em này, chỉ một mánh lới cho em kia, và nếu có việc gì khó nhất, nặng nhọc nhất, em sẽ tự đảm nhận. Đứng mũi chịu sào là thế đó! Em lại còn lấy ý kiến của anh em trong đội để xem nên phân chia công tác ra sao, ai làm được việc này, nhiệm vụ kia nên giao cho ai phụ trách? Các đội sinh sẽ vui vẻ bắt tay vào việc hơn vì đã có góp ý kiến vào. Nhưng thỉnh thoảng cũng nên đổi người, đổi việc để ai cũng có dịp tập tành, chứ đừng luôn luôn giao việc khó cho em A, còn em B thì cả năm chỉ làm việc nhẹ quen tay. Khi giao việc cũng phải khéo léo. Em không nói: ”Này, chú mày làm việc này, nhanh lên nhé, phải xong trước giờ khám đội đó!” Không! em tập họp đội lại rồi nói: ”Gần đến giờ khám đội rồi. Hôm nay đội ta phải giật cờ danh dự mới được! Có những việc này cần làm xong trước khi các Trưởng đến thăm đội. Em A làm giúp việc này, em B làm giúp việc kia. Có việc nọ nữa, em nào giúp cho được không? ...” Nhưng đừng ra lệnh. Khi cần giao việc cho ai, em hãy dịu dàng em muốn giao cho em ấy công việc gì, phải làm như thế nào, phải xong lúc nào. Mật ngọt chết ruồi, lời đắng chẳng ai thích. Dặn dò xong, nói thêm một câu: ”Việc khó đấy, nhưng anh chắc em sẽ chu toàn. Anh tin ở em.” Với nụ cười, mọi việc sẽ trôi chảy. Em biết rõ từng đội sinh, em cần phải nói gì với mỗi người để họ vui vẻ nhận việc.
Trước ngày trại đoàn, hay ngày lễ Liên Đoàn, em đã nghĩ đến những việc đội em cần làm để bàn bạc với anh em trong đội. Có chương trình rồi, lại phải nghĩ đến phương tiện, phân công cho anh em. Nếu có đội sinh phạm lỗi, thì anh đội trưởng không phải nổi một trận lôi đình, mắng xối xả mà sửa chửa được. Phải từ tốn giải thích cho em ấy hiểu rõ sai sót của nó, và hiến cho em ấy việc sửa sai, lấy công chuộc tội. Ví dụ: Trong buổi họp đội, một em làm mất trật tự hay tỏ rõ sự ương ngạnh, hoặc gian lận trong cuộc chơi... Nếu ngay lúc đó trước mặt đông đủ bạn bè, em giáng cho cậu ấy một tràng lời mắng, xỉ vả, thì chẳng lợi gì, mà lại có thể làm cho em ấy phạm thêm một lỗi nữa, vì không chịu nhục trước bạn hữu được, nên đã thốt ra những lời lỗ mãng để tự bào chữa. Hãy để cho cơn giông tố qua đi, lựa lúc rồi ôn tồn phân tích cho em ấy hiểu rõ lỗi lầm và tự ý tìm cách chuộc tội. Phải làm cho đội sinh ấy hiểu rằng thái độ của em do tình thương bạn mà có. Khi nào thấy các đội sinh có một cử chỉ đẹp, một sự cố gắng, một điều hay... thì đừng quên khen một vài lời để khuyến khích, để gây lòng tự tin, để cho em đội sinh ấy thấy rằng muốn trở thành một Hướng Đạo Sinh chân chính thì phải làm gì. Ví dụ: Trong buổi họp, em nói: ”Hoan hô Hươu 3 (vì trong đội Hươu của em, mỗi người có một số: Đội trưởng là Hươu 1, Đội phó là Hươu 2, ai thâm niên trong đội có số cao...) đã làm được một việc thiện quý, hay em Hươu 5 đã giật được cờ trong trò chơi lớn...”


Được sửa bởi ngày Mon Jan 14, 2008 2:30 pm; sửa lần 1.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS Empty Gửi em Đội trưởng (5) - Sư tử Đảm đương TTS

Bài gửi  Admin Mon Jan 14, 2008 11:32 am

5. Các đội sinh của em muốn gì? Trẻ em có bao nhiêu là ham muốn, ta nên tìm hiểu để đáp ứng đúng ý nguyện của chúng thì sẽ thành công trong việc giáo dục. Các em có trí tưởng tượng mạnh: Một đám đất hoang là sa mạc, một lùm cây là rừng rậm. Nhờ tưởng tượng mạnh nên họ xây dựng mau chóng bất kÿ một hoàn cảnh nào và khi đã xây dựng một khung cảnh thì em sống hẳn trong khung cảnh ấy. Các em có tánh bắt chước: Nhưng bắt chước mọi việc: cái tốt cũng như cái xấu, em bắt chước cái em cho là người lớn: một điệu hắn giọng, một lối khoa tay múa chân... kể cả tập hút thuốc cũng là bắt chước để ra vẻ ta đây là người lớn. Tục ngữ ta có câu ”Cha nào con nấy!” Không phải do di truyền mà do tánh bắt chước. Vậy em phải làm gương thế nào để cho các đội sinh bắt chước trở thành người tốt. Các em yêu thích thiên nhiên: Thích sống giữa nơi trời cao mây rộng, vậy đội em không nên luôn luôn họp ở Đoàn quán mà cần phải tổ chức những cuộc xuất du, cắm trại... Các em có óc sáng tạo: Vậy phải hướng cho đội sinh làm thủ công trại.
- Các em thích phiêu lưu mạo hiểm:
Nên ta phải cung ứng bằng những cuộc thám du, trại bay... Các em có tính hiếu động: Vì cơ thể bắt đầu nảy nở, tay chân ngứa ngáy, gặp chó thì đá chó, gặp mèo thì đánh mèo, ra ngoài đường thì lấy giàn giây thun bắn vỡ bóng đèn, vào lớp thì muốn đấm bàn đấm ghế. Ta phải biết cách hướng dẫn các em dùng sinh lực vào những công việc lợi ích : tập thể dục thể thao... và phải cung ứng cho chúng những trò chơi hoạt động. Các em thích la hét vui nhộn: Vậy phải thỏa mãn chúng bằng những tiếng reo, những bài hát. Đề cập đến bài hát, anh lưu ý em nên tập cho đội những ca khúc lành mạnh, hùng dũng, có ý nghĩa giáo dục... nhớ tránh những bài ca ủy mị, nhảm nhí, hạ cấp. Khi hát thì phải đúng âm, đúng giọng, lên bỗng xuống trầm thì mới hay, đừng ậm à trong họng nhưng cũng đừng hét muốn thủng màng nhỉ người nghe! Các em muốn chơi : Trên tất cả mọi thứ là các em muốn chơi. Vậy em phải biết lợi dụng sở thích này để lôi cuốn và giáo dục các đội sinh. Chơi cho đúng mục đích, hướng dẫn chơi cũng phải có nghệ thuật thì mới đạt được kết quả mong muốn. Những trò chơi này phải làm sao cho hấp dẫn, có tính cách thi đua và bằng những trò chơi này mà chúng ta có thể khắc sâu vào tâm trí của trẻ những gì khiến chúng dạn dĩ, tuân theo quy tắc, có kỷ luật, biết tự kiềm chế, tinh thục, cương dũng, có khả năng lãnh đạo, tính vị tha, tinh thần đồng đội. Em có thể xử dụng trò chơi với nhiều mục đích:
- Huấn luyện hay ôn tập (đôi khi để trắc nghiệm).
- Giải tỏa không khí rời rạc, tẻ lạnh.
- Cưỡng bách và phát triển kỷ luật để đưa trở lại nề nếp sau những hoạt động riêng rẽ.
- Tăng hay giảm nhịp độ của buổi họp.
- Áp dụng việc huấn luyện bằng thực hành và vui vẻ.
- Gây tinh thần đồng đội.
Ngoài những mục đích kể trên, khi quan sát cuộc chơi, em có thể tìm thấy những đức tính hoặc nết xấu biểu lộ nơi đứa trẻ một cách tự nhiên. Nhờ đó, ta giúp cho chúng phát triển những đức tính tốt và sửa sai những nết xấu. Muốn thành công trong việc dẫn chơi, em nên làm một cuốn sổ tay ghi chép những trò chơi theo từng mục:
- Trò chơi chung.
- Trò chơi đồng đội.
- Trò chơi tiếp sức.
- Trò chơi luyện giác quan.
- Trò chơi trắc nghiệm.
Trong mỗi loại trò chơi, em cần phải phân biệt trò chơi trong phòng hoặc ngoài trời. Đề tài chơi cũng phải thay đổi luôn, chứ một trò chơi dù hay đến mấy đi nữa, chơi hoài cũng nhàm chán. Trọng tài cuộc chơi cũng phải thật công minh, luôn nhắc nhở các em chơi cho thẳng thắn... Hướng Đạo Sinh ở ngoài đời cũng như trong cuộc chơi, không có chứng thụi ngầm, đá móc, không ăn gian. Chơi phải có tinh thần thượng võ, không đánh người dưới ngựa. Thắng không kiêu, bại không nản. Hướng Đạo vừa thỏa mãn trí tưởng tượng của trẻ em, vừa thỏa mãn tính bắt chước của chúng. Hướng Đạo tạo cho trẻ có dịp sống như những anh hùng, làm như những người lớn và cả làm cho họ tự tưởng rằng là người lớn rồi. Chúng ta hướng dẫn trí tưởng tượng của các em, cung ứng những đề tài làm cho em thích thú và trở thành tốt hơn. Vì thế, điều kiện quan trọng cho một trò chơi lớn là đề tài trò chơi.


Được sửa bởi ngày Mon Jan 14, 2008 2:31 pm; sửa lần 1.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS Empty Gửi em Đội trưởng (6) - Sư tử Đảm đương TTS

Bài gửi  Admin Mon Jan 14, 2008 11:37 am

6. Phân công trong đội:
Theo phương pháp hàng đội, mỗi đội sinh phải nhận một công tác thường xuyên trong đội và chịu trách nhiệm về công tác ấy. Khi họp đội, phải trường trình về công việc của mình phụ trách.
Anh đội trưởng không có công tác riêng nhưng phải lo phân chia công việc và có phận sự điều hợp.
- Theo dõi và kiểm soát sự thực hiện.
- Sẵn sàng giúp các đội sinh hoàn thành nhiệm vụ khi cần thiết.
Nhờ sự phân chia công tác ấy mà các đội sinh tự rèn luyện mình bằng việc làm. Mỗi đội sinh có thể nhận hai công tác nếu cần, nhưng không có đội sinh nào chẳng có đặc nhiệm cả. Phải có tên đặc nhiệm lắm khi cũng giúp cho tinh thần đội thêm vững mạnh. Ví dụ: Có đội gọi anh thư ký là nhà sử học của đội, gọi anh thủ quỹ là nhà ngân hàng...
Trách nhiệm của các đội sinh:
- Thư ký (Scribe): Giữ sổ đội, ghi biên bản các buổi họp, những kỳ trại, thám du. Viết lịch sử đội. Thông tin về đội cho các đội sinh.
- Thủ quỹ (Treasurer): Giữ sổ chi thu, giữ quỹ đội, thu nguyệt liễm, tìm cách làm giàu cho quỹ đội.
- Thủ cụ (Quartermaster): Giữ dụng cụ của đội. Phải lo bảo quản chu đáo. Trước ngày đi trại phải xem xét lại vật dụng, xem còn thiếu gì ? Đi trại về, lo phơi lều, chùi rửa các vật dụng khác trước khi cất vào chỗ thích hợp. Nên ghi dấu riêng của đội vào mỗi đồ vật của đội.
- Quản thủ thư viện (Librarian): Giữ sách báo của đội. Sách báo phải sắp đặt trật tự, cho mượn có thời hạn... phải nhắc nhở những người mượn đã quá hạn đem sách đến trả.
- Quản trò (Cheermaster): Có nhiệm vụ bắt bài hát, cho băng reo, hướng dẫn trò chơi, điều hành chương trình lửa trại.
- Hỏa đầu quân (Grubmaster): Lo về ẩm thực cho đội khi xuất du, khi đi trại, hội hè...
- Y tế của đội: Lo hộp cứu thương, phải tìm học cách chữa thương, trị bệnh thông thường để sẵn sàng chăm sóc anh em và dạy cho anh em về môn cứu thương.
- Chủ bút báo đội: Lo thu thập bài, viết, vẽ, lo cho tờ báo ra đúng kỳ...
- Huấn luyện viên thể dục thể thao: Chịu trách nhiệm về sức khỏe của đội, điều khiển các cuộc thi thể lực và giữ sổ các thành tích của mỗi em đội sinh. Hướng dẫn cách tập chạy, nhảy cho có kết quả, tập cho các em bơi lội... Tùy theo nhu cầu mà em có thể đặt thêm công tác để giao nhiệm vụ cho các đội sinh.
Em đội phó:
Anh muốn nói rộng hơn về em đội phó. Đội phó là người em đã chọn để cùng nhau dấn bước, đưa dắt đội lên đường. Đội phó giúp em lãnh đạo đội và huấn luyện đội sinh. Em phải xem đội phó như là một người bạn thân, một người cố vấn, một người cộng sự, người thay thế khi em vắng mặt và chuẩn bị cho bạn ấy làm người kế vị khi em rời đoàn.
- Đội phó là người bạn của em: Đội trưởng và đội phó quyến luyến nhau vì có cùng những ý nghĩ, những lo âu, những bổn phận và vì đã hiểu nhau xâu xa từ lâu. Em đội phó không khi nào ganh tị với đội trưởng.
- Đội phó là cố vấn của em: Đội phó góp ý với em để hoạch định chương trình sinh hoạt của đội, nâng đỡ, khuyến khích khi em có điều gì phiền muộn trong công việc đội cũng như khuyến cáo em bớt hăng say muốn thực hiện việc này việc nọ quá khả năng của đội.
- Đội phó là người cộng sự của em: Nếu em muốn tự làm lấy mọi việc thì chẳng bao lâu sẽ thấy kiệt sức, cạn sáng kiến; trong lúc đó em đội phó thất nghiệp sẽ mau chán và đội sinh thấy đời sống đội tẻ nhạt. Hai bộ não có nhiều sáng kiến hơn một, bốn mắt thấy rõ hơn hai, trong việc nặng nhọc nếu có hai người cùng làm sẽ trở nên dễ dàng. Vì vậy đội trưởng sẽ nhờ em đội phó giúp, lắm khi lại nép mình để cho đội phó làm cho quen việc.
Chẳng những em luôn luôn bàn bạc với đội phó về công việc sắp làm, hỏi ý kiến của đội phó, giao việc cho đội phó, giao hướng dẫn một trò chơi, huấn luyện một môn kỹ thuật. Đừng sợ đội phó thành công nhiều rồi gây ảnh hưởng cá nhân ở trong đội. Cũng đừng ngại giao cho đội phó chỉ dẫn và theo dõi một đội sinh nào đó, vì e rằng đội phó có thể dễ dàng thành công hơn em, vì gần gũi hơn hay vì hợp tính hơn...
- Đội phó sẽ là người thay em xử lý công việc: Thường ngày, khi em bận thì đội phó thay thế. Ví dụ: đội phó sẽ thay em điều khiển họp đội khi em bận việc vì em đã bàn định về chương trình buổi họp, về phân công cho anh em trong buổi họp... với đội phó trước rồi. Làm thế nào để sự vắng mặt của em không ảnh hưởng đến kết quả của buổi họp vì đội phó đã làm đúng những điều đã cùng em hoạch định. Đội phó sẽ tường trình lại cho em sự diễn tiến và kết quả của buổi họp. - Đội phó sẽ là một đội trưởng tương lai, khi em rời đội: Vì vậy em phải lo cho em đội phó giỏi về kỹ thuật, thành thạo việc cầm đội, phải tập cho đội phó nhận trách nhiệm về đội và nâng cao uy tín của em ấy trước mặt mọi người. Em đừng bao giờ trách cứ đội phó trước mặt các đội sinh.
Một sự thiếu trật tự, không vâng lời ở đội phó là một lỗi nặng hơn khi một đội sinh mắc phải. Tuy em không bỏ qua, nhưng hãy chờ lúc bình tĩnh để làm cho đội phó biết lỗi và hiểu trách nhiệm của mình. Nếu em giúp cho đội phó tự rèn luyện thêm, em ấy có thể trở thành một đội trưởng tốt sau này. Đó là một sự đóng góp quý báu và lớn lao của em đối với phong trào. Sự đóng góp ấy trong khả năng của em có thể làm được. Em yêu các đội sinh như yêu các em ở nhà, nhưng đội phó là người em yêu nhất vì đó là cánh tay phải của em, là kẻ mà em đã chọn làm người cộng sự. Tuy Đoàn Trưởng để cho em toàn quyền chọn đội phó, nhưng anh chắc rằng trước khi quyết định chọn ai, em cũng đã thăm dò ý kiến của các đội sinh và nhất là cũng đã xin ý kiến của Đoàn Trưởng. Có lần, một đội trưởng không nghe lời khuyên bảo của Đoàn Trưởng và cứ khăn khăn giữ quyết định chọn một đội sinh bạn thân làm đội phó. Đoàn Trưởng vẫn không nài ép, sau khi đã giải thích cặn kẽ hơn thiệt, anh vẫn tôn trọng ý kiến của đội trưởng. Vì vậy mà sau này, đội ấy không chạy, đội trưởng hối hận đã không cân nhắc kỹ những lời chỉ bảo của Đoàn Trưởng mình. Nhân đây, anh cũng muốn nhắn nhủ em đội phó vài lời: Em đội phó! Em là hướng đạo sinh thứ hai trong đội. Em chớ tranh quyền với đội trưởng. Anh dặn thế, vì có thể bởi vô tình, em có ý nghĩ rằng em làm nút nhanh hơn, hoặc em có nhiều sáng kiến hơn anh đội trưởng. Những ý nghĩ ấy làm hại rất nhiều cho tinh thần đội. Là đội phó, em nên tự nhủ mình phải luôn luôn tuân lời anh đội trưởng để làm gươngcho đội sinh. Em phải tỏ ra là một Hướng Đạo Sinh gương mẫu trong đội. Khi đội trưởng giao cho em công việc gì, anh ấy tin chắc rằng việc đó sẽ thành công. Vậy em ráng chu toàn để đáp lại lòng tin tưởng ấy.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS Empty Gửi em Đội trưởng (7) - Sư tử Đảm đương TTS

Bài gửi  Admin Mon Jan 14, 2008 5:15 pm

7. Tổ chức đội.:
Tên Đội:
Mỗi đội chọn một con vật để đặt tên cho đội, một con vật mà anh em muốn học lấy đức tính.
Mỗi đội chọn lấy màu cờ, màu tua vai, thường là theo màu sắc của con vật. Chọn một con thú để làm biểu tượng để noi theo các đức tính của con thú ấy và bỏ qua các tật xấu của nó. Đội Sư Tử luôn luôn can đảm nhưng không hiếp kẻ yếu; Đội Chồn tinh không, nhanh nhẹn nhưng không xảo trá, phản trắc; Đội Đại Bàng luôn luôn hướng về đỉnh cao nhưng không tham ăn... Mỗi đội sinh phải biết cách sinh sống, đức tính con vật đội, và học tiếng kêu.
Khi nghe đội trưởng hú lên tiếng kêu của đội, mỗi đội sinh kêu tiếp và chạy đến họp. Con vật biểu tượng sẽ được vẽ lên cờ đội, vẽ cả ở lều đội và các đồ dùng của đội.
Châm ngôn của đội:
Sóc: nhanh! Hổ: hùng! Voi: mạnh! Châm ngôn thúc dục các đội sinh hăng hái thực hiện chương trình của đội, mỗi ngày một nhanh hơn, hùng dũng hơn, mạnh hơn. Châm ngôn kêu dòn, lanh lảnh, khúc chiết, thúc dục... Em hãy tìm một châm ngôn đẹp đẽ như châm ngôn các hiệp sĩ và gắng mà noi theo.
Tiếng kêu của đội:
Tiếng kêu của đội dùng để gọi các đội sinh khi bắt đầu nhảy vào cuộc chơi, cuộc thi, khi cám ơn hay chào ai. Tiếng kêu phải cho giống, ngộ nghĩnh, không phải chỉ để hét lên cho ồn ào mà phải ngắn, có nhịp điệu hấp dẫn, vui vẻ, nhẹ nhàng, thanh tao hay mạnh mẽ, hùng dũng. Tiếng kêu là tín hiệu riêng của đội, ta không nên bừa bãi lúc nào cũng gầm thét ồn ào làm mất vẻ trang nghiêm, ngược lại đội em cũng đừng nhại tiếng kêu của đội khác.
Bài hát đội:
Bài hát đội cũng giúp cho tinh thần đội càng vững thêm. Nếu trong đội có em nào biết sáng tác ra một bái hát thì quý lắm. Bài hát ca tụng những đức tính của con vật đội mà các em muốn noi theo. Nếu trong đội không có ai đặt được bài hát thì các em nhờ chú bác, anh em, bạn bè... sáng tác giúp một bài cho hợp với châm ngôn và tôn chỉ của đội em, chứ dùng lại các bài hát đội sẵn có thì những đội trùng tên đều hát giống nhau cả vậy còn gì là đặc biệt, dù bài hát đó có hay đến mấy đi nữa!
Lễ đội:
Lễ đội làm cho tinh thần đội thêm chặt chẽ. Trong thời gian chuẩn bị lễ, các em cùng nhau góp sức, gây thêm tình đoàn kết, thân ái. Các em cố tìm sáng kiến để làm cho lễ đội thêm rực rỡ, thành công tốt đẹp.
Đội phả:
Trong đội phả các em ghi lại lịch sử đội, các hoạt động của đội từ ngày thành lập, những thành công, các kÿ tích, điều vui, chuyện buồn của đội, những cơ hội đã được tặng cờ danh dự, danh sách các đội sinh được lên hạng Nhì, hạng Nhất… Nếu đội có các luật riêng của đội thì ghi vào đầu sổ, cả bài hát của đội nữa.
Mỗi đội sinh, sau khi tuyên hứa, được ghi lại chữ ký của mình trong đội phả. Trong sổ này, em có dành những trang để ghi chi tiết về đội của em, những trang dành riêng cho từng đội sinh: trên trang đó, em ghi họ tên, tuổi, ngày tuyên hứa, các chuyên hiệu đã qua của mỗi em. Rồi những bản kiểm diện và chương trình các buổi họp
Sổ tay của đội trưởng:
Đó là một cuốn sổ tay dày, bìa dai chắc, vì cần ghi chép nhiều và thường dùng luôn... Nó luôn ở túi áo hay trong cặp sách chứ không nằm yên dưới hộc bàn. Em hãy ghi chép vào đó những điều gì cần biết, để khi cần đến có thể lật ra mà tham khảo. Em có thể chia cuốn sổ ra hai phần: nửa trước dùng để ghi tất cả những điều gì có thể hiểu ích cho em hay cho đội. Ví dụ em sẽ ghi vào đó những quyết định ở Hội Đồng Đoàn, những mánh khóe hay, những thủ công trại độc đáo mà em đã được mục kích, cả những bài hát, những điệu múa, những trò chơi. Nửa sau của cuốn sổ dùng để ghi những nhận xét của em về các đội sinh. Mỗi đội sinh được dành vài trang; em ghi rõ tên họ, nghề nghiệp và địa chỉ của phụ huynh; học lực của đội sinh; thành tích ở trường và tính nết ở nhà... những điều hay cần bồi bổ, những điều dở cần uốn nắn, những tiến bộ cần khích lệ... để khi các Huynh Trưởng hỏi đến, em có thể trình bày đày đủ về một đội sinh của mình.
Góc đội:
Điều lý tưởng là Đoàn có Đoàn quán, ở đó mỗi đội có một góc riêng. Đội sinh vào góc đội thấy vui vẻ như khi đi đâu xa được trở về nhà. Ở góc đội, các đội sinh cần được thấy thoải mái, thân mật, nhờ đó mà gây tinh thần đội. Việc trang hoàng góc đội là một công tác chung cho tất cả mọi thành viên: một vài tranh ảnh đẹp, một đôi thủ công tinh xảo đủ làm cho góc đội ấm cúng, chứ đừng ham nhiều, thêm bề bộn mà lại quê kệch, thiếu thẩm mỹ. Góc đội của em phải khác hẳn các góc đội khác, thế mới ”cừ.” Nhưng đừng tưởng rằng mua vài bức tranh đẹp, đắt tiền treo lên là được. Lẽ dĩ nhiên, góc đội khi nào cũng phải sạch sẽ, ngăn nắp, trước cũng như sau buổi họp. Các em gắng tự đóng lấy những đồ dùng: ghế ngồi, mắc áo, giá treo mũ, bảng nút, bức hình của con vật đội, một bình hoa nho nhỏ, bảng những chuyên hiệu đã qua được
Đồ dùng của đội:
Mỗi đội thường có một lều đội với đầy đủ cọc chống, dây dựng, đèn bão, dụng cụ nấu ăn... Chẳng riêng gì người phụ trách thủ cụ, mà tất cả các đội sinh phải chú ý giữ gìn vật dụng của đội để khỏi phải mua sắm nhiều lần, hao quỹ của đội, mà cũng là dịp để biết công lao của người sản xuất, phải biết gìn giữ dụng cụ của mình và quý trọng đồ vật của kẻ khác. Nếu không tập quen tánh chăm sóc đồ dùng, thì khi lớn lên sẽ có thói cẩu thả, làm đâu vứt đấy, làm xong không lau chùi sạch sẽ, cất vào nơi nhất định, khi cần đến lại phải tìm kiếm, lục xáo lung tung. Đi trại về, hôm sau phải nhớ đem lều ra phơi nắng, tránh cho khỏi ẩm ướt chóng mục nát, nếu có chỗ nào rách thì phải lo mạng vá lại ngay. Dây căng lều cũng cần giữ khô ráo, các cọc sắt cần chùi sạch và nhớ đừng nhét vào trong lều vải, rỉ sét của sắt làm hỏng vải lều, lều phơi xong được xếp cẩn thận, cất chỗ khô ráo và thỉnh thoảng cần được trông chừng kẻo bị chuột cắn hoặc mối mọt. Các dụng cụ thủ công như rìu, cưa, đục... cần được mài dũa lại, bôi dầu mỡ trước khi cất vào kho. Mỗi đội cũng nên có một hộp cứu thương nhỏ, đựng các thứ thuốc thường dùng: bông, băng, thuốc đỏ, thuốc nhức đầu, thuốc đau bụng, chữa bỏng... Một vài đoàn có tập tục buộc tất cả các đoàn sinh đều có riêng một hộp cứu thương nhỏ bằng bao thuốc lá, luôn luôn mang theo trong túi áo, bất kỳ khi đi học, khi đi chơi hay đi trại, trong đó đựng một ít bông, một vài ống nhỏ thuốc đỏ (như những ống thuốc tiêm).
Nghề riêng:
Nghề riêng của đội sẽ làm tăng tinh thần hợp tác trong công việc, làm cho đội em khác với các đội khác và còn có thể gây thêm quỹ đội. Khi chọn nghề riêng, cần để ý đến tài năng và lòng ham thích của các đội sinh, sao cho đội sinh thích nghề ấy và ưa thực hành. Ví dụ: học nghề may, nhận may đồng phục cho các bạn, may lều cho các đoàn. Học nghề hớt tóc, cắt tóc cho các bạn đoàn sinh để gây quỹ đội. Học nghề mộc, đóng bàn ghế xử dụng tại đoàn quán, ngoài ra bán rẻ cho gia đình, bạn bè...
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS Empty Re: GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG - Sư tử Đảm đương TTS

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết