DamSan Group
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vài nét chính về ngành Thanh

Go down

Vài nét chính về ngành Thanh Empty Vài nét chính về ngành Thanh

Bài gửi  Admin Fri Jan 25, 2008 4:20 pm

Ngành Thanh trên thế giới được thành lập vào năm 1964. Tại Hội nghị Trưởng toàn quốc HÐVN năm 1965, tổ chức tại Sài Gòn, ngành KHA (anh) được chính thức thành lập trong Phong trào HÐVN năm 1966 do trưởng Trần Ðiền phụ trách, sinh hoạt theo nhu cầu giáo dục tâm sinh lý dành cho lứa tuổi từ 16 đến 19, là lứa tuổi dậy thì đang theo học cấp II (lớp 10 đến 12).
HÐS trong lứa tuổi KHA được gọi là Kha sinh không còn thích hợp ở tuổi Thiếu sinh nhưng cũng chưa đủ chững chạc để bước vào tuổi Tráng sinh, Kha sinh đang ở tuổi dậy thì, tâm sinh lý còn bất ổn, đang cần sự hướng dẫn vào chừng mực để trưởng thành, do đó tuổi Kha sinh được ấn định từ 16 đến 19.
Trong những năm cuối của thập niên 1960, ngành Kha vẫn đang còn bước những bước dọ dẫm, tuy nhiên vẫn phát triển không ngừng kéo theo sự hình thành và phát triển ngành Tỷ (chị) cho nữ HÐS.
Nhận thấy sự bất hợp lý trong danh xưng KHA khi tổ chức sinh hoạt cũng dành cho các em nữ HÐS trong ngành này (KHA là ANH theo Hán Tự, chữ KHA dùng cho nữ nghe không ổn) do đó danh xưng THANH đã được xử dụng thay thế cho danh xưng KHA. Ngành THANH, THANH Ðoàn, THANH NỮ, THANH NAM được bắt đầu sử dụng từ đó.
Tuổi Thanh Sinh thường có nhiều đòi hỏi mâu thuẫn, thường muốn xóa bỏ tương quan giữa Thiếu trưởng và Thiếu sinh như một tương quan giữa Thầy và Trò (Vâng lời mà không biện bác), nhưng cũng nhận thức được chân giá trị của một Trưởng HÐ trong thực tế, do đó Thanh sinh thường muốn các Trưởng tôn trọng và chấp nhận sự phát triển, trưởng thành của mình để giao trách nhiệm cho mình trong việc tự tổ chức, điều hành các sinh hoạt của đơn vị. Thanh đoàn chính là môi trường để các Thanh sinh thi thố và phát triển khả năng và tài cán của mình kể cả sở trường lẫn sở đoản, do đó ta thấy nhiệm vụ của một Trưởng Thanh đoàn rất quan trọng và không dễ dàng như các Trưởng của các ngành khác. Thanh trưởng phải chứng minh được mình là Trưởng có khả năng cố vấn nhiều hơn là các khả năng khác, và mục tiêu chính Thanh trưởng phải nhắm tới là chuẩn bị cho các em vào đời, đồng thời huấn luyện để các em trở thành một Trưởng HÐ cho phong trào.
Nguyên Tắc Căn Bản:
Ba nguyên tắc căn bản được áp dụng cho ngành Thanh:
1- Phát huy tinh thần HÐ và khả năng lãnh đạo dựa trên Lời Hứa và Luật của HÐ.
2- Tổ chức sinh hoạt theo từng nhóm gọi là Tuần cho hợp với tuổi tâm sinh lý của ngành, đồng thời phát triển hệ thống chuyên, đẳng hiệu để khuyến khích Thanh sinh tự luyện tập và đạt được nhiều chuyên hiệu và đẳng thứ cao, luôn dùng phương pháp hàng đội tự trị.
3- Sinh hoạt chính của ngành vẫn là Nguyên Lý và Phương pháp Hướng Ðạo.
Thanh Ðoàn:
Gồm các ACE tuổi từ 15 đến 21 (có thể xin chuyển lên ngành Tráng lúc 18 tuổi), tổ chức thành nhiều tuần (patrols).
Trong sinh hoạt ngành Thanh Trưởng đóng vai trò cố vấn. Các em sẽ tự điều hành đoàn mình. Thanh Ðoàn lý tưởng có 32 em được tổ chức thành 4 tuần.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

Vài nét chính về ngành Thanh Empty Phương pháp hàng đội trong ngành Thanh

Bài gửi  Admin Fri Jan 25, 2008 4:25 pm

“Bao giờ tôi cũng thiết tha nhắc nhủ các Trưởng phải dùng phương tiện thành công nhất, là Phương Pháp Hàng Đội. Nghĩa là lối tổ chức các trẻ thành từng tốp nhỏ, họp nhau thường xuyên, và do một trẻ làm thủ lãnh có trách nhiệm, điều khiển”
BiPi

I. PHÉP HÀNG ĐỘI LÀ GÌ?
Trong Phong trào Hướng Đạo, phương thức Hàng Đội - Thường gọi là “Phép Hàng Đội” – có nghĩa là từng nhóm trẻ tự trị, gồm từ 4 – 6 Hướng Đạo Sinh họp lại thành “Tuần”: các em trong Tuần gọi là “Tuần sinh”. Từ 2 đến 4 Tuần họp thành một “Đoàn”, do một anh đứng tuổi làm “Đoàn Trưởng”, chịu trách nhiệm săn sóc, giúp đỡ các em.
Mỗi Tuần do một em Tuần Trưởng đứng ra lãnh đạo Tuần. Tuần Trưởng là một em Tuần sinh được các Tuần sinh trong Tuần bầu ra. Các Tuần hoạt động tự trị và độc lập, nhưng phải theo khuôn khổ chương trình và nghị quyết của Hội Đồng Tuần Lãnh Đạo của Kha Đoàn. Hội đồng này gồm có Ban Huynh Trưởng, Chánh Tuần Trưởng, các Tuần Trưởng, dưới sự chủ tọa của Chánh Tuần Trưởng, là bất kỳ một Kha sinh đã được bầu trong buổi họp Hội đồng Kha đoàn.
Mỗi sinh hoạt của Tuần đầu do các em trong Tuần tự quyết và đảm đang lấy, mà không có sự can thiệp của người lớn (Đoàn Trưởng, Phó Đoàn…) trong qúa trình quản lý, điều hành.
II. CƠ SỞ CỦA PHÉP HÀNG ĐỘI:
Có năm điểu sau đây làm cơ sở lý luận và nền tảng cho Phép Hàng Đội:
1. Tình bạn: quan trọng nhất, Tuần HĐ phải là một nhóm bạn than. Tốt hơn cả là những em trong Tuần đã là bạn bè than nhau trước khi vào chơi HĐ, ví dụ như các em học cùng lớp, cùng trường, hoặc các bạn chơi thân ở cùng phường, xóm. Vì đã thường đi lại với nhau để cùng học tập, cùng vui chơi, nên các em ấy sẽ tự nhiên tích cực trong cùng một Tuần HĐ. Kinh nghiệm thực tế đã cho thấy rằng những liên quan thân thiết đã có sẵn tất nhiên giúp các em dễ hội nhập với môi trường HĐ và củng cố tinh thần đội trong Tuần và trong Đoàn HĐ.
2. Cỡ nhỏ: Tuần HĐ phải là một nhóm nhỏ, ít người, không qúa 6 em. Như vậy, ai nấy đều có phần việc trong Tuần, chẳng có ai ở không, và ai nấy đều là thành phần cần thiết của Tuần. Kể cả những cậu rụt rè, hoặc lười biếng, cũng tự nhiên bắt buộc phải năng nổ đóng góp công tác, và như vậy họ là những phần tử cần thiết cho Tuần.
Trong một tập thể lớn gồm hang chục trẻ, thì thế nào cũng có vài chú bị “bỏ rơi”. Nhưng trong một nhóm nhỏ thì chẳng có ai có thể bị “bỏ rơi” cả, mọi người đều cảm thấy rằng mình có phần việc quan trọng trong đó, và ai nấy cũng thấy rõ và công nhận điều ấy.
3. Trách nhiệm: của từng người. Do tại cỡ nhỏ của nhóm, nên mỗi người đều có trách nhiệm rõ rệt. Trong mỗi Tuần có Tuần Trưởng, có Tuần phó, có Thủ qũy, có Thủ tài, có Thủ thư, có Quản trò, có Quản múa, có Hỏa đầu quân,…(Xem phần IV: Phân công trong Tuần).
Như vậy, người nào cũng có dịp lãnh đạo toàn Tuần trong phần việc và sở trường của mình: chẳng hạn anh Quản trò là người điều khiển toàn Tuần trong buổi lửa trại, hay trong các cuộc chơi – anh Thủ tài là tối cần để Tuần có chỗ ngủ ở Trại, có vật dụng để chơi để học tập.
4. Thể chế dân chủ: Tuần HĐ là một thể chế dân chủ cỡ “bỏ túi”, trong đó các Tuần sinh phải bầu ra người Tuần Trưởng sẽ lãnh đạo mình. Tuần Trưởng sẽ đại diện cho Tuần ở Hội đồng Tuần Lãnh đạo. Hội đồng này lại phải bầu ra một Chánh Tuần Trưởng (xem phần I trên): Em này sẽ chủ tọa Hội đồng trong các phiên nhóm, vạch kế hoạch và thực hiện chương trình hoạt động của Đoàn do Hội đồng này đề ra. Như vậy, mọi người đều có tiếng nói trong việc quyết định những hoạt động sinh hoạt của Tuần, của Đoàn, qua phương thức bầu cử.
Công dân tốt là có tích cực tham gia bầu cử, và một trong 3 mục tiêu của HĐ là nhằm đào tạo công dân tốt. Vả lại, nếu các em đã biết bầu cử còn nhỏ tuổi, thì khi lớn lên, việc bầu cử sẽ trở nên một tập quán tự nhiên, không thể bỏ được.
5. Người lớn không tham dự: Nếu không để cho các em tự lãnh đạo lấy, thì làm sao để các em học biết được cách thức lãnh đạo? Cho nên mặc dù Đoàn Trưởng cần theo sát công việc của các Tuần, nhưng tuyệt đối không được can dự vào sinh hoạt của họ. Phải để cho các em tự lo liệu, tự quản lý, tự điều hành lấy Tuần của họ. Nếu không vậy, nếu Huynh Trưởng ra tay lãnh đạo, quản lý thay cho các em, thì phép hang đội trở nên vô nghĩa, vô dụng!
Vậy thì Đoàn Trưởng có nhẹ bớt gánh nặng không? Về công việc cụ thể, thì qủa có bớt, nhưng về mặt khác gánh nặng cũng không kém. ”Mặt khác” tức là việc hướng dẫn và huấn luyện kỹ càng các Tuần Trưởng là giải quyết những khó khăn lắm khi đột xuất, là tiếp xúc nhiều hơn với phụ huynh. Và như vậy nhiệm vụ của Đoàn Trưởng sẽ chính xác hơn, và công việc sẽ tốt hơn.
Tóm lại, Phép Hàng Đội có 5 điều cơ sở là:
1/ Phải có tình bạn thân giữa các Tuần sinh.
2/ Tuần HĐ là một nhóm cỡ nhỏ ít người.
3/ Mỗi người phải có phần trách nhiệm trong Tuần.
4/ Tuần HĐ là một thể chế dân chủ.
5/ Người lớn không can dự vào việc điều hành Tuần.
Ê! Mà còn một điều then chốt thứ 6 nữa chớ! Là nếu không có đủ 5 điều cơ sở trên thì tuyệt nhiên không còn là Phương Pháp Hàng Đội nữa!
(còn tiếp)
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

Vài nét chính về ngành Thanh Empty Phương pháp hàng đội trong ngành Thanh (tiếp theo)

Bài gửi  Admin Fri Jan 25, 2008 4:31 pm

III. ĐIỀU HÀNH TUẦN:
1. NGƯỜI TUẦN TRƯỞNG:
A. Điều kiện để làm Tuần Trưởng: điều kiện này do Đoàn quy định. Trong những Đoàn đã sinh hoạt điều hòa, thông thường là quy định về tuổi tác tối thiểu, trình độ kỹ năng, đẳng hiệu HĐ, thời gian đã ở trong Đoàn. Đối với Đoàn mới lập, sau một vài tháng sinh hoạt là đã có thể quy định những điều kiện cho ứng cử viên Tuần Trưởng được. Trong giai đoạn đầu, có thể bầu ra những Tuần Trưởng tạm thời, và sau một thời gian nào sẽ bầu lại Tuần Trưởng thực thụ.
B. Phần việc của Tuần Trưởng: Nhiệm vụ (nghĩa là công việc và trách nhiệm của Tuần Trưởng là quản lý toàn Tuần, sang chế, sắp đặt và điều hành mọi hoạt động của Tuần).
Có thể kể ra một số công việc cụ thể của Tuần Trưởng như sau:
+ Phân công cho mỗi Tuần sinh một phần việc rõ ràng.
+ Sáng chế, dự trù, sắp đặt và điều hành các hoạt động trong những buổi họp Tuần, họp Đoàn và trong những cuộc đi chơi hay cắm trại (trại Tuần, Trại Đoàn, Trại Liên Đoàn…).
+ Giúp (Huấn luyện) Tuần sinh tiến triển trong qúa trình học tập kỹ năng, và trui rèn tinh thần HĐ.
+ Động viên khuyến khích Tuần sinh mời những em khác vào chơi HĐ.
+ Đại diện (thay mặt) cho Tuần của mình (phát biểu nguyện vọng, khả năng … của Tuần, và tiếp nhận công tác của Đoàn giao phó cho Tuần) trong Hội đồng Tuần Lãnh đạo, và về báo cáo với Tuần những chỉ thị, nghị quyết của Hội đồng Tuần Lãnh đạo.
+ Làm gương mẫu cho Tuần sinh bằng cách học tập kỹ năng HĐ, tiến triển Đẳng Hiệu, học tập nghệ thuật lãnh đạo, và có nếp sống đúng với Lời Hứa và Luật HĐ.
2. PHÂN CÔNG TRONG TUẦN:
Ngoài Tuần Trưởng, trong Tuần còn có một số phần việc khác nữa, như là:
Tuần phó: thay thế Tuần Trưởng điều khiển hoạt động của Tuần, mỗi khi Tuần Trưởng phải vắng, hoặc bị kẹt ở việc gì khác. Phó Tuần còn đảm nhiệm một số công tác cụ thể cho Tuần Trưởng giao phó, như là kiểm tra tiến trình học tập của các Tuần sinh, chuẩn bị vật chất cho một buổi cắm trại..v..v…
Thư ký: ghi sự có mặt của Tuần sinh trong buổi họp, buổi trại, ghi giữ những quyết định hoạt động của Tuần, như chương trình, thời gian, trình tự, thể thức,…Ghi chép cập nhật sổ công tác và tập nhật ký của Tuần. Thông tin liên lạc kịp thời. Sắp xếp các giấy tờ, thư văn cho có hệ thống thứ tự, để sau này dễ tra cứu…v..v…
Thủ qũy: giữ tiền bạc của Tuần. Ghi sổ chi thu, thâu tiền đóng góp của Tuần sinh, xuất phát tiền nong chi tiêu, báo cáo tình hình tài chính của Tuần…v..v…
Thủ cụ: nhiệm vụ bảo quản tài sản của Tuần, như bàn ghế và vật dụng ở Đoàn quán, lều Tuần và dụng cụ cắm trại, nồi niêu và dụng cụ làm bếp ở trại,…Tất có nhiệm vụ giữ sổ ghi những tài sản đó, và báo cáo tình hình cho Tuần.
Thủ thư: gom góp, lưu trữ, bảo quản, và phổ biến các tư liệu, sách vở của Tuần.
Hỏa Đầu quân: lo việc tiếp tế lương thực, ăn uống cho Tuần, trong các buổi họp, và nhất là trong các buổi cắm trại.
Quản trò: phụ trách làm phấn chấn tinh thần an hem Tuần sinh, bằng những trò chơi, bài hát, tiếng reo, chuyện vui…
3. HỌP TUẦN:
Buổi họp Tuần nào cũng phải nằm trong khuôn khổ của một kế hoạch đã được Tuần nghiên cứu vạch ra từ trước, thể hiện bằng một lịch trình chi tiết rõ ràng (nhưng không cứng nhắc) và ăn khớp với chương trình của Đoàn đã quy hoạch.
Buổi họp Tuần do Tuần Trưởng chủ tọa và điều khiển. Bắt đầu, thư ký ghi tên Tuần sinh có mặt, đọc bản chương trình buổi họp. Thủ qũy thâu nhận tiền đóng góp. Phó Tuần báo cáo về tiến trình học tập của mỗi Tuần sinh. Tuần Trưởng thông báo tin tức và những nghị quyết của kỳ Hội Đồng Tuần Lãnh đạo vừa qua.
Nội dung buổi họp còn phải gồm những môn học tập kỹ năng HĐ, nhất là những môn có liên hệ đến các hoạt động ngoài trời. Hoặc trao đổi, thảo luận về những vấn đề gì cụ thể của Tuần, ví dụ mua sắm, sửa chữa lều Tuần, địa điểm du ngoạn tới…
Rồi còn phải tính đến buổi họp đến sẽ phải có nội dung gì, họp ở đâu, ngày giờ nào, hoặc cuộc du ngoạn tới,…và tất cả những chi tiết có liên quan tới những cuổi sinh hoạt đó, như dự toán chi tiêu, dụng cụ cần dùng…
Tiến trình buổi họp cần theo một nghi thức do Tuần quyết định. Ví dụ: Buổi họp bắt đầu bằng bài hát Tuần, rồi ôn lại Luật và Lời Hứa HĐ, báo cáo những việc thiện đã làm mà có ý nghĩa,…Trong buổi họp còn có những bài hát khác, có tiếng reo, trò chơi, chuyện vui, xen kẽ với những thời gian làm việc hay học tập… và cuối cùng có thể có 1 nghi thức tạm biệt. Tất cả đều do sang kiến của toàn Tuần, do Tuần trưởng chỉ đạo, và theo sự điều khiển của Tuần sinh phụ trách từng môn.
4. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TUẦN:
Một Tuần HĐ hoạt động cần phải tổ chức lấy những cuộc cắm trại, thám hiểm, phiêu lưu của Tuần chứ không ngồi mà chờ những buổi sinh hoạt chung của Đoàn. Vả lại, Tuần là một thành phần của Đoàn: Nếu Tuần không hoạt động thì làm sao nói được rằng Đoàn có sinh hoạt?
Nhưng coi chừng! Hoạt động của Tuần không thể nào được mâu thuẫn với sinh hoạt của Đoàn. Các buổi thám du ,Trại Tuần…(nhất là có ngủ đêm) đều phải có sự chấp thuận của Tuần Trưởng. Có khi lại phải nhờ một Đoàn phó hoặc một phụ huynh nào cùng đi với Tuần trong những loại hoạt động ngoài trời như vậy.
Vui nhộn, nhưng phải thật an toàn.
5. ĐỜI SỐNG CỦA TUẦN:
Các Tuần tồn tại đến bao giờ?Tất nhiên là không thể mãi mãi được. Có những Tuần mà cha hoặc chú của Tuần sinh bây giờ trước kia là Tuần sinh trong Tuần. Nhưng cần nhất là phải làm sao giữ cho đời sống của Tuần luôn vui nhộn và sinh động, với một vài bí quyết sau đây:
Giao trách nhiệm cho các em: các Tuần sinh phải tự lo liệu lấy mọi việc, gồm cả việc lên kế hoạch, vạch chương trình, chuẩn bị chỗ họp, thực thi nghi thức, sáng chế trò chơi…
Gây tinh thần thi đua – thi đua kiểu mới: Các Tuần trong Đoàn thi đua với nhau về trò chơi, về kỹ năng, về tiến trình học tập, về chuyện cần sinh hoạt…Nhưng thi đua không nhằm vào sự cạnh trạnh của các Tuần, nhưng là thi đua với chính Tuần của mình, và mỗi Tuần sinh thi đua với chính bản thân mình: mỗi ngày mỗi tiến triển hơn. Như vậy chỉ có Tuần thắng mà thôi, mà chẳng có ai thua bại. Như vậy mọi Tuần trong Đoàn đều xuất sắc cả! Đó là thi đua kiểu mới.
Duy trì tính năng động cho các Tuần: bằng cách áp dụng triệt để Phép Hàng Đội.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

Vài nét chính về ngành Thanh Empty Hệ thống đẳng hiệu ngành Thanh

Bài gửi  Admin Fri Jan 25, 2008 4:43 pm

Hệ thống đẳng hiệu là một khía cạnh quan trọng trong phương pháp giáo dục Hướng Đạo, dùng để đo lường sự tiến bộ cá nhân của đoàn sinh.
Một trong những lý do Thanh sinh rời Thanh Đoàn là trẻ em đó nhận thấy, qua thời gian sinh hoạt không có sự thăng tiến rõ rệt, không sinh động và bổ ích.
Hệ thống đẳng hiệu giúp Thanh đoàn các mẫu mực đưa đến Thanh sinh nhằm đôn đốc và khuyến khích khắc phục với lòng kiên nhẫn, tự tin trong kế hoạch đào tạo, toàn vẹn thành Hướng Đạo Sinh giỏi.
Ngành Thanh có 3 đẳng hiệu, không kể thời gian Dự Thanh:
A. THỜI GIAN DỰ BỊ THANH SINH (DỰ THANH)Từ Thiếu Đoàn chuyển lên, những Thiếu sinh trên tuổi 15 đều được chuẩn bị chu đáo từ chuyên môn, kỹ năng cho đến tinh thần.
Cấp hiệu Hướng Đạo Hạng nhất là đẳng thứ cuối cùng của Thiếu sinh, bước lên Thanh Đoàn chỉ còn là thời gian ngắn ôn tập. Với tinh thần tiến bộ, lòng quả cảm, tự tin, không còn ái ngại để chùn bước.
Thanh Đoàn luôn tạo mọi điều kiện, cơ hội đầy tình huynh đệ để đón nhận tân sinh.
Có thời gian 2 đến 4 tháng để ôn luyện, thử thách để trở thành Dự Thanh. Công việc này Thanh Trưởng cùng Thiếu Trưởng phối hợp thực hiện, có thể ngay trong lúc còn ở Thiếu Đoàn, được tách dần chờ cơ hội bước lên Thanh Đoàn, và cũng là thời kỳ khuyến khích (Thiếu sinh ở ngoài vào, thời gian này được gia tăng từ 4 đến 6 tháng), chuẩn bị bước vào đẳng hiệu thứ nhất của ngành Thanh là Thuần Thanh.
Muốn đạt dự Thanh, Đoàn sinh phải vượt qua các cuộc thi đua như sau:
1) Ôn luyện đầy đủ tất cả các môn của đẳng thứ Hướng Đạo hạng nhất (Thiếu sinh ở ngoài vào được luyện tập riêng).
2) Đã tham gia ít nhất 2 lần thám du, với thời gian liên tục 48 giờ, đạt kết quả thành tựu.
3) Tỏ ra xứng đáng với Lời hứa và Luật Hướng Đạo.
4) Thuộc và hiểu rõ Lời Tâm Nguyện Thanh sinh, và có ý nguyện hành động theo lời tâm nguyện.
Ghi chú: Thiếu sinh ở ngoài vào, ngay sau khi Tuyên hứa có thể thực hiện ngay lễ nhập Thanh Đoàn nếu hội đủ các điều kiện trên.
B. ĐẲNG HIỆU THANH SINH
THUẦN THANH:
Sau khi Thanh sinh thành thục danh hiệu Dự Thanh, chính thức vào Thanh Đoàn, cần chuẩn bị ngay tập luyện vào chương trình Thuần Thanh.
Danh hiệu Thuần Thanh là một bước tiến của Thanh sinh có thêm tầm nhìn rộng về khảo cứu và nghiên cứu, hoàn thành danh nghĩa Thanh sinh Việt Nam.
Thời gian từ 9 đến 12 tháng để đạt Thuần Thanh.
Muốn đạt Thuần Thanh, Dự Thanh phải có quyết tâm về tu luyện và tự lực, phát huy sở trường và un đúc nghị lực với các mẫu mực như sau:
1) Đạt 2/4 chuyên hiệu chi tiết trong một chuyên hiệu tổng quát (tự lựa chọn), và đạt thêm 1/4 chuyên hiệu chi tiết trong một chuyên hiệu tổng quát khác.
2) Đã tham dự (1 lần) thám du với thời gian 7 ngày liên tục, đạt kết quả ưu. (có thể miễn giảm nếu không thực hiện được)
3) Thực hiện công tác từ thiện ở địa bàn khu dân cư hoặc tham gia công tác xã hội cùng đơn vị bạn với kết quả rõ ràng và thực tế .
4) Đã hướng dẫn cho 2 Thiếu sinh hoặc thiếu niên ở ngoài vào đạt tiêu chuẩn Dự Thanh.
5) Đã từng phục vụ giúp đỡ Ấu Đoàn đi săn, hay Thiếu sinh đi Trại, kết qủa công việc này phải được Bầy Trưởng hay Thiếu Trưởng xác nhận.
6) Tỏ ra thể hiện tốt Lời hứa và Luật Hướng Đạo trong đời sống hằng ngày, và quyết tâm thực hiện Lời Tâm Nguyện Thanh sinh Việt Nam.
TIỀN PHONG
Hướng đạo sinh bao giờ cũng luôn luôn gắng sức trong việc luyện tập cũng như những lúc hết lòng phục vụ, gặp nguy cơ không chùn bước, lúc hoạn nạn không nản lòng.
Thời gian để hoàn tất đạt tiêu chuẩn Tiền Phong từ 10 đến 12 tháng, các đề mục thực hiện gồm:
1) Đạt toàn bộ chuyên hiệu chi tiết trong 2 chuyên hiệu tổng quát (tự lựa chọn) và 1/4 chuyên hiệu chi tiết trong 3 chuyên hiệu tổng quát còn lại.
2) Thực hiện một trong các cuộc thám hiểm sau:
+ Bằng đường bộ:
_ Thể hiện leo núi (có đỉnh cao trên 800m, quan sát, phân tích các dữ kiện trên đường đi và toàn cảnh địa hình của đỉnh núi, hoặc vượt qua một ngọn suối có chiều rộng trên 200m. Mô tả lại công việc trang bị, ước trù các sự kiện có thể xảy ra hiểm nguy, và ghi nhận toàn bộ sự cảm nhận trong lúc thực hiện…
+ Bằng đường thủy:
_ Tự lái con thuyền nhỏ (có thể có thêm một Kha sinh đồng hành) ngược lên và xuôi theo dòng suối dài trên 1000m đạt thành tích giỏi (hoàn tất lập bảng chương trình các dự kiến nghe thấy và những hành động đáp ứng). Hoặc tự lái chiếc canô chạy dọc theo bờ biển dài trên 3km đạt tiêu chuẩn khéo léo và an toàn.
+ Bằng hàng không:
_ Đã tham dự môn thể thao máy bay không động cơ, được nhà chuyên môn chứng nhận, hay Hội, Sở, Câu lạc bộ cấp thẻ hoạt động có ghi nhận thực tế.
_ Hoặc là học viên năm thứ 2 của trường Hàng Không (lái máy bay, sửa chữa, bảo trì, hướng dẫn không lưu,…).
3) Thực hiện công tác giúp ích liên tục: tối thiểu 3 tháng liền.
_ Mở các lớp xóa mù chữ ở địa phương.
_ Tổng vệ sinh hàng tuần (liên tục 3 tháng) ở khu phố mình hiện ở, hoặc ở một khu phố khác được sự đồng ý của dân cư.
_ Tham gia chăm sóc trẻ em mồ côi thường xuyên và kết quả được cơ quan chức trách phê chuẩn.
_ Phục vụ sinh hoạt vui chơi thường xuyên ở các trại dưỡng lão.
4) Đã hướng dẫn và luyện tập cho 2 Dự Thanh đạt danh hiệu Thuần Thanh.
5) Đã từng phụ giúp cho Bầy Trưởng hoặc Thiếu trưởng trong công tác đào luyện đoàn sinh, được Bầy Trưởng hay Thiếu Trưởng xác nhận.
6) Giải trình rõ Lời hứa và Luật Hướng Đạo trong buổi họp của Phụ huynh Hướng Đạo Sinh, hoặc trong buổi họp bạn hữu.
7) Thực hiện liên tục và đứng đắn những Lời Tâm Nguyện Thanh sinh Việt Nam.
NGHĨA SĨ
Là một Thanh sinh Việt Nam, em đã qua giai đoạn Tiền Phong, cuộc thử thách lớn nhất của Nghĩa Sĩ là lòng hào hiệp và dấn thân. Không phải chỉ có hy sinh liều chết, chỉ để đem lại kết qủa không hợp tình hợp lý nào cả! Lòng gan dạ đi liền với óc thông minh và suy đoán – luôn luôn trong mọi sự cố gắng hết sức mình và đem lại thích đáng với niềm tự hào.
Được Thanh Đoàn tôn vinh là Nghĩa Sĩ , tất cả anh em Hướng Đạo Sinh đều reo hò tán thưởng, cùng với bao hình ảnh rực rỡ và sáng ngời trong tâm trí của Kha sinh. Mục tiêu không ra khỏi tầm tay của từng em, ngay từ bước đầu gia nhập Thanh Đoàn, ước vọng là nhằm bắt kịp thời gian luyện tập để nắm bắt được đẳng hiệu Nghĩa Sĩ.
Nghĩa Sĩ không dành cho những Thanh sinh trên 18 tuổi, danh hiệu cao qúy này chỉ dành cho những em “ưu tú” và đã từng thực hiện ở tầm vóc có tính cách trọng yếu trong 3 lãnh vực:
- Phục vụ tha nhân.
- Vì Tổ Quốc và Quốc gia dân tộc.
- Hiến dâng cho đức tin.
Được Hội đồng Minh Nghĩa (Hội đồng Luật) Thanh đoàn chấp thuận tấn phong, và sự đồng tình của Phụ huynh của Kha sinh ấy.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

Vài nét chính về ngành Thanh Empty Re: Vài nét chính về ngành Thanh

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết