DamSan Group
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cội nguồn Hướng Đạo DakLak

Go down

Cội nguồn Hướng Đạo DakLak Empty Cội nguồn Hướng Đạo DakLak

Bài gửi  Admin Sat Jan 12, 2008 7:16 pm

Phong trào Hướng Đạo thường gắn liền với một vùng lãnh thổ; Ở phạm vi tỉnh/thành phố Hướng Đạo DakLak cũng vậy … Để thấu hiểu quá trình hình thành, phát triển, thoái trào và phục hoạt của phong trào có tổ chức như Hướng Đạo ở một địa phương. Với phong trào Hướng Đạo tại DakLak thiết nghĩ, ta cần nhận biết một số kiến thức cơ bản về nó. Đó chính là một trong những giá trị của phong trào cần đặt ra.
 Về vị trí địa lý DakLak là một tỉnh nằm giữa vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, phía Đông giáp 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp nước Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và DakNong, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai.
DakLak nằm trên vùng cao nguyên thấp, độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng, ở giữa là bình nguyên rộng lớn nối liền với nhiều đồng cỏ trãi dài về phía Đông, phía Tây địa hình thấp dần về phía Campuchia nên phần lớn các sông suối đều đổ về phía Tây, phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ.
 Diện tích : 1.308.474ha
 Dân số : khoảng 1,68 triệu người với 44 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 30%
 Lịch sử hình thành :
Trãi qua nhiều lần tách nhập với các địa phương chung quanh và mang nhiều tên gọi khác nhau. Việc lấy tên sông, suối của người đứng đầu buôn làng đặt tên cho địa phương mình là hiện tượng phổ biến. Như trường hợp tên của tỉnh DakLak có xuất xứ từ địa danh Hồ Lak, hoặc địa danh Buôn Ma Thuột là tên của một buôn đồng bào Ê Đê do người tù trưởng AMa Thuột cai quản.
Một thời gian dài trước đây, vùng đất này còn rất hoang sơ, dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc thiểu số bản địa, tiêu biểu là dân tộc ÊĐê, GiaRai, M’Nông. Từ những năm 90 của thế kỷ XIX, người Pháp đã có những hoạt động thăm dò và năm 1899 Toàn quyền Đông Dương đã ban hành Nghị định thành lập một cơ sở hành chánh tại Buôn Đôn.
Năm 1904, sau khi cơ bản bình định được các khu vực quan trọng, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh DakLak vào ngày 22/11/1904 và chuyển cơ sở hành chính về BuônMaThuột là tỉnh lỵ của tỉnh DakLak…….

……..Phong trào Hướng Đạo đến với tỉnh DakLak rất chậm so với một số tỉnh thành ở đồng bằng, theo một số tài liệu cho biết Hướng Đạo Đông Dương đã đến DakLak và hình thành một đơn vị Hướng Đạo Buôn-Ma-Thuột là con em đồng bào dân tộc ÊĐê vào những năm đầu của thập niên 40 thế kỷ XX với các đòan sinh như Y Ngông NiêKđăm, Y Bí Alêô, Y Block Êban, ….
Mùa hè năm 1944, Hướng Đạo Việt Nam tổ chức kỳ họp bạn toàn quốc (vì điều kiện giao thông và chiến tranh nên không thể tập trung toàn quốc nên đã chia làm 2 khu vực họp bạn Trại Qua Châu ở miền Bắc, Trại Bảy Miễu tại Nha Trang). Chính tại kỳ họp bạn tại Bảy Miễu này Đoàn Hướng Đạo BuônMaThuột đã đến dự Trại với những nét riêng khá độc đáo mà tài liệu “Lịch sử Hướng Đạo Việt Nam” của Cò Yêu đời Tôn Thất Đông đã ghi nhận như :
- di chuyển đến dự Trại bằng phương tiện xe hơi chạy bằng than đá, không được như các tỉnh đồng bằng duyên hải bằng tàu hỏa.
- thời ấy do Pháp đô hộ và ngữ pháp ÊĐê là đa âm (như ngôn ngữ Pháp) nên trong giao tiếp với các tỉnh đồng bằng các AE Hướng Đạo Sắc tộc này nói tiếng Pháp rất trôi chảy.
- trong sinh hoạt thủ công trại, đoàn Hướng Đạo BuônMaThuột đã được giải nhất với chiếc lều tranh tre theo kiểu nhà sàn (sức chứa 30 người).
Chính những HĐS này sau ngày Độc lập 02/9/1945 đã giác ngộ theo cách mạng và là những cán bộ cốt cán của Nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa bấy giờ và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Điển hình như :
- BS Y Ngông Niê Kđăm - Đại biểu Quốc hội Khoá 1 đến khoá 9
- Thiếu tướng Y Block Êban,
………
Năm 1957, Hướng Đạo Việt Nam được gia nhập Hướng Đạo Thế giới.
Năm 1958, Tráng sinh Tiêu Nhơn Khải được đến công tác Thanh tra Lao động tại DakLak. Với châm ngôn “Giúp Ích”, anh đã vận động các nguồn tài trợ (xin suất thuế của 2 buổi chiếu phim tại Rạp chiếu bóng LoDo và từ các nguồn hỗ trợ khác) để mua sắm các tư trang, cờ đoàn, vật dụng lều trại … thành lập Thiếu đoàn sắc tộc; đưa Thiếu đoàn dự Trại họp bạn Phục Hưng (Trảng Bom - Đồng Nai 1959).
Chính tại kỳ Trại này đoàn Hướng Đạo DakLak (chính thời điểm này mới chính thức danh xưng là Hướng Đạo DakLak đến bây giờ) đã có nhiều giai thoại đi vào lịch sử mà THIỆP HOA 89 (07/12/2006) đã xác tín! Các nhân chứng sống có liên quan sự kiện này (Trưởng Lê Gia Mô, Trưởng Tiêu Nhơn Khải) hiện đang sinh sống tại Quận 4 Tp Hồ Chí Minh.
12/1966 Tham dự Traị Họp Bạn Miền II tại Biển Hồ (PleiKu) đi bằng máy bay quân sự gồm có Thiếu đoàn DrayHling, Thiếu đoàn EaTam, Tráng đoàn Krong Ana. Trại gồm các đơn vị bạn như PleiKu, Bình Định, Hồi Nguyên, . . .Trưởng đoàn là Trưởng Trương Ngươn Hoàn.
12/1970 Tham dự Trại Họp Bạn Giữ Vững (Suối Tiên - Thủ Đức) kỷ niệm 40 thành lập HĐVN. Đi bằng phi cơ C130 gồm Thiếu đoàn DrayHling, Thiếu đoàn EaTam, Kha đoàn EaTam, Kha đoàn DrayHling, Tráng đoàn Krong Ana. Trưởng đoàn là Trưởng Trương Ngươn Hoàn.
12/1972 Kha sinh Kha đoàn CưDleya và EaTam dự Trại họp bạn ngành Kha “Vượt Sóng Poulu Ubi” tại Phú Quốc Trưởng đoàn là Trưởng Phạm văn Mừng.
12/1973 Kha sinh 2 Kha đoàn EaTam và CưDleya dự Trại họp bạn ngành Kha Chinh phục LangBian” tại Đà Lạt. Trưởng đoàn là Trưởng Trần Đắc Hiền.
12/1974 Tham dự Trại Tự Lực (Tam Bình - Thủ Đức) gồm Thiếu đoàn EaTam và EaKnia, Kha đoàn EaTam và CưDleya, Tráng đoàn KrongAna, Một số Sói đầu Đàn và Thứ đàn của Bầy EaTam. Phái đoàn DakLak đã lãnh 2 giải nhất về di hành hóa trang và đô vật. Trưởng đoàn là Trưởng Trương Ngươn Hoàn.
Trong giai đoạn hình thành và phát triển (1958 – 1975), Hướng Đạo DakLak có các đơn vị:
- Liên đoàn EaTam (Ấu đoàn EaTam - Thiếu đoàn EaTam – Kha đoàn EaTam)
- Liên đoàn DrayLing (Ấu đoàn DrayLing - Thiếu đoàn DrayLing – Kha đoàn DrayLing)
- Liên đoàn EaKnia (Ấu đoàn EaKnia - Thiếu đoàn EaKnia)
- Tráng đoàn KrôngAna (Toán EaTam – Toán Sao Mai (DrayLing) – Toán CưDliêya)
- Thiếu đoàn Sắc tộc (đơn vị độc lập).
Các Uỷ viên Đạo trưởng Hướng Đạo DakLak
1958 -1962 Tr Tiêu Nhơn Khải (Hươu Bặt thiệp) sáng lập Hướng Đạo DakLak
1962 -1965 Tr Lê Gia Mô (Mèo Ưa rình); Đạo trưởng - Trưởng HL ngành Kha (1965)
1965 -1967 Tr Nguyễn văn Bài (Sóc Lo lắng); Đạo trưởng.
1967- 1973 Tr Trương Ngươn Hoàn (Cò Chu đáo); Đạo trưởng.
1973 -1975 Tr Lê Kế Chí (Cú Từ bi); Đạo trưởng.
Trưởng các Ngành của Hướng Đạo DakLak
Tr Lê Gia Mô (Mèo Ưa rình); Đạo trưởng, TT Tráng đoàn KrôngAna
Tr Trương Ngươn Hoàn (Cò Chu đáo) Đạo trưởng, LĐT Liên đoàn EaTam, TT Thiếu đoàn EaTam, KT Kha đoàn EaTam
Tr Lê Kế Chí (Cú Từ bi) Đạo trưởng, TT Tráng đoàn Krong Ana
Tr Nguyễn văn Diễn (Đà điểu Làm đỏm) Phó đạo trưởng, LĐT Liên đoàn DrayLing, TT Thiếu đoàn DrayLing, KT Kha đoàn DrayLing
Tr Nguyễn văn Phúc (Hươu Trầm lặng) Phó đạo trưởng, LĐT Liên đoàn EaTam, TT Thiếu đoàn EaKnia, KT Kha đoàn EaTam
Tr Trần Đắc Hiền (Nhím Cần cù) LĐT Liên đoàn CưDleya, KT Kha đoàn CưDleya
Tr Võ Ngọc Lô (Mèo Đắn đo) TT Tráng đoàn KrongAna
Tr Mã thị Hoa (Trích Lưng trời) Akela Bầy EaKnia (<1964)
Tr Nguyễn thị Hoài Thu (Bồ câu Yêu đời) Akela Bầy DrayLing và EaTam
Tr Nguyễn Đức Toán (Beo Chăm chỉ) Phó bầy trưởng Bầy DrayLing, KT Kha đoàn DrayLing
Tr Phạm văn Mừng (Trâu Cần cù) TT Thiếu Đoàn DrayLing và Thiếu Đoàn EaTam
Tr Đổ Xuân Bình (Gấu Bền chí) Akela bầy DrayLing và Bầy EaTam
Tr Trần Xuân Cảnh (Báo Gan dạ) TT Thiếu Đoàn EaTam

Và còn nhiều trưởng nữa . . .
Những thành tựu của phong trào Hướng Đạo DakLak trong giai đoạn này đã giáo dục, rèn luyện cho hàng trăm thanh thiếu niên các dân tộc DakLak nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng những công dân gương mẫu/cốt cán cho xã hội, nhiều HĐS đã thành đạt và hữu ích cho xã hội qua công cuộc cứu quốc và kiến quốc Việt Nam thống nhất và độc lập hiện nay……..
…….Kế thừa truyền thống đó, những Tráng huynh DakLak ngày nay lại lên đường giúp đời, giúp phong trào trong công cuộc phục hoạt Hướng Đạo DakLak ở giai đoạn hết sức khó khăn này, ở một địa phương “nhạy cảm” với đội ngũ ACE chập chững vào nghề Trưởng Hướng Đạo …


Được sửa bởi ngày Fri Jan 25, 2008 4:12 pm; sửa lần 1.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

Cội nguồn Hướng Đạo DakLak Empty SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HĐVN ...

Bài gửi  Admin Wed Jan 16, 2008 9:03 pm

Giai đoạn 1930-1946 :
Hướng Đạo là một phong trào giáo dục công dân, nung đúc ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước, tinh thần dấn thân, Hướng Ðạo Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập đã thu hút nhiều thanh niên mang hoài bão phục vụ cho xã hội và cho Tổ Quốc.
Năm 1930, Trưởng Trần Văn Khắc lập đoàn Hướng Đạo đầu tiên tại Hà Nội, tiếp theo sau, Trưởng Hoàng Ðạo Thúy lập ra Ấu đoàn đầu tiên; rồi thêm những đoàn mới xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng... khởi đầu cho phong trào HÐVN. Ít lâu sau Ông Trần Văn Khắc vào sống tại Sài Gòn lập ra Hội Hướng Ðạo Nam Kỳ, trong khi đó Ông Hoàng Ðạo Thúy vẫn giữ nhiệm vụ Tổng Ủy viên của Hội Hướng Ðạo Bắc Kỳ.
Trong thời gian kháng chiến, Ông Hoàng Ðạo Thúy phục vụ trong quân đội, làm giám đốc Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, mang quân hàm đại tá trong quân đội Nhân Dân Việt Nam.
Những năm đầu sôi nổi của phong trào Hướng Đạo tại miền Bắc. Tuy số Hướng Đạo sinh không nhiều, nhưng có phải ngẫu nhiên không mà Tráng đoàn Lam Sơn tại Hà Nội trong những năm 1930 qui tụ rất đông những nhân vật sau này giữ những vai trò trọng yếu trên chính trường miền Bắc cũng như miền Nam. Tráng đoàn Lam Sơn trở thành một Tráng đoàn huyền thoại trong lịch sử HÐVN. Chỉ trong vòng 15 năm đầu tiên 1930-1945, phong trào Hướng Đạo đã thu hút một số không nhỏ những nhà trí thức đương thời, những nhân vật như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thành Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm... Rõ ràng là lý tưởng Hướng Đạo có một sức lôi cuốn mãnh liệt đối với những thanh niên thao thức vì thời cuộc, nóng lòng vì đất nước.
Vào những năm 1930, nền đại học tại Việt Nam còn phôi thai, số trí thức rất hiếm hoi, vậy mà Tráng đoàn Lam Sơn đã qui tụ được những người như bác sĩ Tôn Thất Tùng, sau này là giáo sư y khoa lỗi lạc nhất tại Hà Nội và bác sĩ Phạm Biểu Tâm, là thạc sĩ y khoa, Khoa trưởng Trường Ðại học Y khoa tại Sài Gòn.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Miền Bắc giành lại được chính quyền. Ngày 2 tháng 9 năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba đình Hà Nội. Trong chính phủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có ít nhất 3 hướng đạo sinh : Nguyễn Hữu Ðang, Bộ trưởng Văn hóa Giáo dục, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Y tế, Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc phòng. Ngoài ra, Bác sĩ Trần Duy Hưng, một tráng sinh Lam Sơn, được bổ nhiệm Thị trưởng Hà Nội.
Năm 1946 thêm một Trưởng Hướng Đạo khác tham gia chính quyền là Luật sư Trần Văn Tuyên, giữ chức vụ Thứ trưởng Ngoại giao.
Ông Nguyễn Hữu Ðang, Tráng sinh Lam Sơn và bộ trưởng Văn hóa giáo dục trong chính phủ đầu tiên đã bị bắt giữ vào năm 1956 trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, bị xử biệt giam 15 năm tù, sau đó thêm 25 năm quản thúc tại nguyên quán. Có lẽ ông là người lãnh bản án nặng nhất vì bị xem là một trong những người chủ xướng trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm đòi hỏi tự do cho văn nghệ sĩ miền Bắc.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một tráng sinh hoạt động ở miền Nam, cùng thời với Trưởng Trần Văn Khắc. Ông đã mất trong chiến khu.
Ông Tạ Quang Bửu, cựu Tổng Ủy viên Hội Hướng Ðạo Trung Kỳ, là người thay mặt chính quyền lúc bấy giờ ký tên vào hiệp định Geneva năm 1954. Sau đó, ông giữ chức bộ trưởng Bộ Ðại học trong chính quyền Hà Nội. Ðầu thập niên 80, ông xin từ chức, về Huế hưu dưỡng rồi tạ thế ở đó.
Từ cuối năm 1946, khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ Hướng Ðạo Việt Nam không có hoạt động gì đáng kể .
Giai đoạn 1946-1955 :
Trong cuộc chiến, một số lớn Huynh trưởng và tráng sinh HÐVN, nghe theo lòng yêu nước thôi thúc, họ đã gia nhập cuộc kháng chiến dưới cờ mặt trận Giải phóng dân tộc là con đường duy nhất để cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.
Trong khi gần như toàn thể Bộ Tổng Ủy viên Hội HÐVN thành lập năm 1946 đi theo Trưởng Hoàng Ðạo Thúy vào kháng chiến, một số trưởng và Hướng Đạo sinh ở các vùng thành thị bắt đầu khôi phục phong trào Hướng Đạo kể từ năm 1950. Bên cạnh các Trưởng và Tráng sinh đã có mặt trong phong trào Hướng Đạo từ lúc đầu, xuất hiện thêm một số khuôn mặt lớn gia nhập vào khoảng cuối thập niên 1930 : Mai Liệu, Phan Như Ngân, Cung Giũ Nguyên, Trần Ðiền... và một số Trưởng kế tiếp trong thập niên 1950 : Trần Văn Thao, Trần Trung Ru, Lê Trường Thọ, Ðoàn Văn Thiệp, Nguyễn Trung Thoại, Nghiêm Văn Thạch...
Dù muốn dù không, phong trào Hướng Ðạo Việt Nam có những liên hệ mật thiết với những diễn biến của một thời kỳ hết sức sôi động của lịch sử đất nước. Một trong những thí dụ tiêu biểu: trong những năm đầu thành lập phong trào Hướng Đạo, khi lý tưởng Hướng Đạo có một sức quyến rũ rất mạnh đối với những người thao thức trước vận mạng đất nước, bài hát của một Tráng sinh Lam Sơn, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: "Nâng cao lá cờ Hướng Ðạo nhuộm oai hùng sáng ngời..." trở thành hành khúc chính thức của Hội Hướng Ðạo Việt Nam. Sau đó, chính phủ quốc gia của cựu hoàng đế Bảo Ðại chọn bài Tiếng gọi thanh niên cũng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm bài quốc ca cho chính thể quốc gia; rồi sau này, trong thập niên 1960, cũng chính Lưu Hữu Phước sáng tác bài hát chính thức của Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Chỉ một người là tác giả của ba bài hát thật đặc biệt...
Hiệp định Geneva được ký kết. Ðất nước bị phân chia. Trụ sở Hội Hướng Ðạo Việt Nam chuyển từ Hà Nội vào Huế rồi Sài Gòn.
Giai đoạn 1955-1975 :
Trên phần đất phía Nam, phong trào HÐVN có cơ hội thật sự bước vào giai đoạn phát triển và trưởng thành. Trại trường quốc gia Tùng Nguyên được thành lập tại Ðà Lạt dưới quyền điều khiển của Trại trưởng Cung Giũ Nguyên, nơi đào tạo hầu hết các trưởng của thế hệ 55-75. Hội Hướng Ðạo Việt Nam được công nhận là hội viên Tổ chức Hướng Ðạo Thế Giới vào năm 1957 và chính thức gia nhập cộng đồng thế giới của phong trào Hướng Đạo. Hướng Ðạo Việt Nam tham gia vào việc thành lập Vùng Châu Á - Thái Bình Dương và được vinh dự trở thành hội viên sáng lập Vùng lớn nhất của Tổ chức thế giới. Trại họp bạn "Phục Hưng" năm 1959 tại Lâm Viên Quốc Gia đánh dấu giai đoạn hưng khởi này của phong trào.
Hai trại họp bạn toàn quốc cuối cùng phải được tổ chức trong vùng phụ cận Sài Gòn, vì tình hình an ninh: chiến cuộc mỗi ngày lan rộng và tiến gần hơn đến thủ đô miền Nam. Trong không khí ngột ngạt của chiến tranh, các đơn vị HÐVN cố gắng thích ứng với hoàn cảnh và tiếp tục phát triển từ Quảng Trị đến Cà Mau. Một tinh thần Hướng Đạo sắt son được rèn luyện trong suốt hai thập niên khói lửa.
Cuối cùng, mùa xuân 1975, chấm dứt một cuộc chiến tranh gần 30 năm. Các Huynh Trưởng Hướng Đạo nhận thấy Hội HĐVN cần phải giải tán để nhà nước có thể ổn định tình hình đất nước sau chiến tranh nên Hội HĐVN tạm ngưng hoạt động.
Admin
Admin
Xóm trưởng

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/01/2008

http://DamSanGroup.forumotion.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết